Ông nhìn nhận thế nào về xu hướng đầu tư FDI vào Việt Nam trong năm 2015?
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, gộp cả cấp mới và tăng thêm, Việt Nam thu hút được hơn 20 tỷ USD vốn FDI trong năm 2014, dù có sụt nhẹ so với 2013 song vẫn vượt kế hoạch đặt ra cả năm.
Đến tháng 1/năm 2015, cả nước tiếp tục thu hút thêm 44 dự án FDI với số vốn đăng ký đạt gần 400 triệu USD, tăng 85,5% so với cùng kỳ 2014.
Mới chỉ là kết quả một tháng đầu năm, dù chưa thể nói lên điều gì xong đây vẫn là tín hiệu vui trong việc thu hút FDI vào Việt Nam thời gian tới.
Bên cạnh những kết quả mang tính “bản lề” từ 2014, có thể thấy cục diện 2015 hội tụ nhiều yếu tố quan trọng tác động tới thu hút vốn FDI, trong đó không thể không nhắc tới hội nhập.
Với hàng loạt các hiệp định đã và sẽ ký kết cùng với lộ trình gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN cuối 2015, Nhiều khả năng trong năm 2015 sẽ ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và Hiệp định xuyên Thài binh dương TPP Việt Nam sẽ tham gia rất rộng và sâu trên trường quốc tế.
Khi hàng hóa, dịch vụ, lao động, đầu tư được di chuyển tương đối tự do trong khối Asean với hơn sáu trăm triệu dân, 2400 tỷ USD GDP, mức tăng trưởng bình quân 5% năm, thuế suất của nhiều mặt hàng vào nhiều thị trường như EU, Mỹ và các nước tham gia TPP sẽ cơ bản chỉ còn 0%… Việt Nam hứa hẹn không chỉ là thị trường thương mại và dịch vụ đầy tiềm năng mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, Luật Đầu tư sửa đổi có hiệu lực từ tháng 7/2015 với nhiều điểm thuận lợi hơn cho nhà đầu tư cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc thu hút vốn FDI.
Tôi cho rằng quy định các nhà đầu tư và công dân có thể kinh doanh những gì pháp luật không cấm là điểm mới rất quan trọng.
Trước đây, ngành nghề kinh doanh có điều kiện có 9 lĩnh vực nhưng văn bản dưới luật rải rác lại rất nhiều, có thể tăng bất cứ lúc nào thì bây giờ với việc quy định minh bạch 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì khó phát sinh được.
Nhiều nhà đầu tư cũng thấy “dễ thở” hơn với quy định các doanh nghiệp có vốn FDI khi nắm cổ phần dưới 51% sẽ được áp dụng như nhà đầu tư trong nước, tức là không cần cấp giấy đăng ký chứng nhận đầu tư.
Như ông vừa nói, hội nhập là yếu tố quan trọng “hút” vốn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, có lo ngại các doanh nghiệp nội vì thế mà gặp khó, ông nghĩ sao về điều này?
Nhiều chuyên gia kinh tế nói về khả năng chúng ta sẽ “thua trên sân nhà”. Không ít ý kiến lo lắng số doanh nghiệp phá sản và dừng sản xuất sẽ tăng cao. Điều này chúng ta không muốn nhưng sự ra đi của những doanh nghiệp yếu là cần thiết.
Vì sao? Vì rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn làm ăn theo kiểu chộp giật, thiếu bài bản và không chịu đầu tư theo giá trị cốt lõi. Họ cần phải thay đổi, nếu Không sớm thì muộn họ cũng phải ra đi.
Vậy muốn tận dụng cơ hội từ hội nhập, chẳng còn cách nào khác là bản thân doanh nghiệp trong nước phải quyết tâm làm ăn bài bản, dũng cảm chiến đấu, chủ động trong kinh doanh, Tái cơ cấu doanh nghiệp, nâng cao năng xuất lao động, nâng cao chất lượng dịch vụ và hang hóa dừng để nước đến chân mà không kịp nhảy.
Phát triển công nghiệp phụ trợ để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị gia tăng của thế giới Là một cơ hội lớn và cũng là một thách thức lớn đòi hổi các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp khởi nghiệp cần phấn đấu rất nhiều.
Cùng với sự cố gắng từ doanh nghiệp, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, để cho họ có cơ hội phát triển và tham gia vào chuỗi giá trị khi các doanh nghiệp nước ngoài đa quốc gia, xuyên quốc gia như Samsung, LG, Microsoft… vào Việt Nam.
Về cơ bản, Chính phủ Việt Nam đã nắm bắt được điều này, họ đang đang “xắn tay” để làm với hàng loạt các cải cách hành chính, thủ tục thuế, thay đổi về Luật đầu tư…
Điều nguy hiểm nhất là chỉ hô hào đầu tư nước ngoài vào mà quên đi những giá trị quan trọng, đó là chất lượng của đầu tư nước ngoài như công nghệ và chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, giá trị giá tăng…và tính lan tỏa của đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp trong nước, thay vì trước đây đất nước còn nghèo, thu hút FDI chỉ chú trọng chí vốn và lao động.
Trong tháng 1/2015, lĩnh vực bán lẻ đã vươn lên đứng vị trí thứ hai thay cho bất động sản, xây dựng. Thực tế cũng cho thấy nhiều “đại gia” ngoại ngành bán lẻ ồ ạt vào Việt Nam. Liệu đây có phải là xu hướng xuyên suốt 2015, thưa ông?
Bán lẻ là lĩnh vực mới được rộng hơn trước, tạo nên sự thu hút mạnh mẽ trong thời gian vừa qua với hàng loạt các vụ mua bán, sáp nhập. Gần đây nhất có thể nói tới “cái bắt tay” giữa Aeon (Nhật) với Fivimart, Citimart.
Aeon lê kế hoạch đầu tư 10 tỷ USD xây dựng các trung tâm thương mại tại Việt Nam. Họ Đang xây dựng một trung tâm thương mại rất lớn bên Sài Đồng và đang tìm tiếp các cơ sở khác. Còn nhiều những vụ mua bán sáp nhập “đình đám” khác.
Tuy nhiên, nhận định ngành bán lẻ sẽ vượt bất động sản trong hút vốn FDI xuyên suốt cả năm còn hơi sớm. Bất động sản thời gian qua có lắng xuống, nhưng sẽ “bùng” lên bất cứ lúc nào.
Thực tế cho thấy trong thời gian trở lại đây, việc mua bán sáp nhập, mua bán nợ, dự án... trên thị trường bất động sản đã khởi sắc hơn. Bất động sản vẫn sẽ là địa chỉ đáng quan tâm của các nhà đầu tư.
Việt Nam đón sóng tỷ USD
Năm 2014, quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Mỹ có nhiều bước phát triển quan trọng, ông có nghĩ điều này sẽ tác động lớn tới xu hướng đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam năm 2015 và những năm tới?
Nói về mối quan hệ với Mỹ, không phải ngẫu nhiên Đại sứ Mỹ khi nhận chức ở Việt Nam mới đây lại tuyên bố: Mỹ sẽ trở thành quốc gia thương mại đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Câu nói này không đơn thuần là ngoại giao. Họ nói để làm và thực tế cho thấy thời gian qua có rất nhiều nhà đầu tư Mỹ đầu tư vào Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư tuyên bố sẽ di chuyển các doanh nghiệp sẵn có ở Trung quốc vào Việt Nam.
Hiện đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam vẫn chưa xứng với tầm quan hệ với quan hệ xã hội chính trị thương mại giữa hai nước. Tôi gặp gỡ nhiều nhà đầu tư Mỹ, họ cũng nói như vậy. Đây là sự thiệt thòi lớn với Việt Nam, vì sao?
Vì các nhà đầu tư Mỹ, EU hay Nhật họ làm ăn bài bản, công nghệ cũng từ trung bình trở lên, không có công nghệ lạc hậu; việc chuyển giao công nghệ cũng như nâng cao chất lương nguồn nhân lực khả thi hơn khi điều đó có lợi cho cả đôi bên, vì chúng ta đều biết thu nhập của một người lao động các nươc trên khi sang Việt Nam đều rất cao, nên họ cần đào tạo người lao động Việt Nam thay thế.
Điều quan trọng, khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước này họ cũng tỏ rất tôn trọng vấn đề môi trường, không như nhiều nhà đầu tư khác gây ô nhiễm rồi trốn tránh trách nhiệm.
Có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam trong những năm tới sẽ tiếp tục tiếp nhận xu hướng dịch chuyển dây chuyền sản xuất từ các tập đoàn lớn. Ông đánh giá như nào về luồng vốn tỷ USD này khi vào Việt Nam?
Đây là cơ hội của Việt Nam nhưng cũng kèm theo nhiều các thách thức. Bởi nếu cứ lẹt đẹt mãi mình cũng chỉ là người làm thuê các việc giản đơn cho họ. Tất cả những quá trình phức tạp nhất đã được công nghệ mới làm đơn giản hoá rồi.
Ví dụ khi lắp một tivi chẳng hạn, nghe chừng sẽ có rất nhiều linh kiện, rất phức tạp. Tuy nhiên người công nhân lao động làm cái ti vi cũng chỉ cần trình độ phổ thong trung học hoặc thậm trí thấp hơn, bởi cũng chỉ cần làm một số thao tác đơn giản nhưng yêu cầu chuẩn xác và cùng đồng bộ trong dây truyền sản xuất.
Thực tế cho thấy các cán bộ quản lý, các kỹ sư , công nhân Việt Nam nếu đào tạo thực tế tại các doanh nghiệp (đây là quá trình tất cả các nước đều phải làm) thì họ không hề thua kém khi tham gia quá trình sản xuất, do vậy việc tiếp thu và vận hành các dây truyền sản xuất hiện đại người lao động Việt Nam sẽ dần dần đáp ứng.
Vấn đề đặt ra là làm sao phấn đấu làm được những việc mà nước ngoài đã từng làm được và hướng tới có thể sáng tạo cải tiến và thiết kế dây truyền công nghệ mới. Điều đó nói thì dễ, nhưng làm không dễ vì vậy cần phải có một quyết tâm cao, và những chính sách khuyến khích hỗ trợ và lộ trình phù hợp.
Đã đến lúc làm sao để đầu tư nước ngoài góp phần quan trong trong hơn trong tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng tại Việt Nam.
Mạnh Nguyễn(Bizlive)