Vì sao Quảng Ninh có thể thành “đất hứa” cho FDI?

23/12/2016  
49
Công ty TNHH Nến nghệ thuật Aidi Việt Nam (công ty Nến Aidi) là công ty liên doanh Mỹ - Trung Quốc bắt đầu hoạt động đầu tư tại Quảng Ninh từ năm 2003 với 200 công nhân. Sau 12 năm hoạt động, đến nay quy mô nhà máy được mở rộng với 900 công nhân và tổng mức đầu tư ở khoảng 5 triệu USD. Mới đây, Nếu Aidi đã hoàn thành thủ tục và được cấp phép đầu tư vào khu công nghiệp Việt Hưng trên diện tích đất 3,6 ha; dự tính cuối tháng 12/2015 xây dựng và cuối quý I/2016 nhà máy bắt đầu hoạt động. "Đây là nhà máy sẽ tiếp nhận các đơn hàng từ nhà máy tại Trung Quốc chuyển sang. Có đến 98% đơn hàng xuất khẩu tại nhà máy của Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, số còn lại được xuất khẩu sang thị trường châu Âu", ông Phúc cho hay. Ông Phúc cũng cho biết, trước khi mở rộng đầu tư nhà máy vào khu công nghiệp Việt Hưng, năm 2010 vừa qua công ty đã có ý định mở nhà máy nhưng thời điểm này nguồn lao động tương đối hiếm do lĩnh vực du lịch đã "hút" hết lao động phổ thông, lao động tại các khu công nghiệp cũng cạnh tranh gay gắt. Do đó, Nến Aidi đã có dự định đầu tư nhà máy tại Thái Bình nhưng do những yếu tố không thành liên quan đến vấn đề thủ tục đầu tư từ cấp xã, huyện đến tỉnh khiến doanh nghiệp vừa mất chi phí, mất thời gian mà không triển khai được. Vì sao Quảng Ninh có thể thành “đất hứa” cho FDI?

 Quảng Ninh tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn. Ảnh: Tâm An

"Chúng tôi đã quyết định mở nhà máy thứ hai tại Quảng Ninh vì môi trường đầu tư tại Quảng Ninh nói riêng tươi đối tốt, vấn đề xin giấy phép đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh đều thuận lợi cho doanh nghiệp. Thuế, hải quan cũng đóng vai trò hỗ trợ rất lớn do hàng hoá của công ty nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu 100% ra thị trường nước ngoài. Nếu không có điều kiện thủ tục hành chính, giao thông cảng biển thuận lợi doanh nghiệp sẽ khó có thể phát triển như hôm nay", ông Phúc nhấn mạnh. Ông Kevin Pierce, Giám đốc Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 (Tập đoàn AES-TKV) cũng chia sẻ, nếu không có sự hỗ trợ hiệu quả của tỉnh trong công tác giải phóng mặt bằng, dự án sẽ không  thể hoàn thành một cách an toàn và trước tiến độ đã cam kết với Chính phủ Việt Nam. Đại diện AES-TKV tin tưởng hoạt động kinh doanh tại Quảng Ninh và sẽ tích cực hợp tác với chính quyền tỉnh để phát triển dự án Nhiệt điện Mông Dương 3. Trên thực tế, Quảng Ninh hiện đang thực hiện đồng bộ hàng loạt các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Quảng Ninh cũng là tỉnh đầu tiên thành lập Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư (IPA) trực thuộc UBND tỉnh, đổi mới quy trình giải quyết các thủ tục đầu tư theo hướng minh bạch và thuận lợi hơn cho nhà đầu tư, rút ngắn 2/3 thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tại chỗ. Bên cạnh đó Quảng Ninh cũng xác định địa bàn trọng điểm, nhà đầu tư chiến lược, dự án động lực để tập trung thu hút, có cơ chế, chính sách điều hành cụ thể đối với từng dự án, thường xuyên tổ chức gặp mặt doanh nghiệp và nhà đầu tư với phương châm "hiệu quả của doanh nghiệp là sự thành công của tỉnh". Tính đến hết tháng 9/2015, các nhà đầu tư nước ngoài đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Quảng Ninh 104 dự án với tổng vốn đăng ký đạt gần 5,1 tỷ USD, hầu hết các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tính riêng trong 6  tháng đầu năm Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp tham gia ý kiến cấp mới 2 dự án FDI và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 9 chi nhánh, dự án trong đó có 2 dự án điều chỉnh tăng vốn và 7 dự án, chi nhánh điều chỉnh nội dung khác.

TÂM AN

: