Các chuyên gia hàng đầu Việt Nam góp ý vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm tới. Ảnh: VGP
Theo các chuyên gia, trước biến số khó lường của thế giới trong 10 năm tới, giai đoạn có thể xuất hiện những điều chúng ta chưa từng thấy trong 10 năm qua, chiến lược nên tập trung vào tư duy chiến lược. Các chuyên gia góp ý về nguy cơ mà đất nước đối diện, các mục tiêu 10 năm tới, các động lực tăng trưởng mới, những dư địa để đạt tốc độ tăng trưởng cao (trên 7%).Thủ tướng cho biết sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc làm việc để nghe thêm các ý kiến về văn kiện mà Tiểu ban Kinh tế - Xã hội đang xây dựng. Ảnh: VGP
Theo một số ý kiến, các chỉ tiêu cần linh hoạt, không quá gò bó và rà soát lại các chỉ tiêu không còn phù hợp, trong đó, cần tập trung vào chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người. Cần lựa chọn các mũi nhọn để phát triển, thực hiện các mục tiêu phải có trọng tâm, trọng điểm, thay vì dàn trải. Chiến lược cần xác định rõ mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực, trong đó nội lực phải xem là then chốt. Các chuyên gia cũng góp ý về chính sách phát triển kinh tế, trọng dụng nhân tài, tận dụng dư địa phát triển như kinh tế ven biển, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch và phát huy động lực tăng trưởng mới như đô thị hóa, khoa học công nghệ, nông nghiệp… Các chuyên gia đều nhất trí về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế đất nước, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn đã thực hiện nhiều công trình lớn, hiện đại và tạo động lực phát triển của các tỉnh, vùng kinh tế và quốc gia. Do đó, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Coi doanh nghiệp là trung tâm, có ý kiến cho rằng, các chính sách phải hướng đến ủng hộ người thắng cuộc (hỗ trợ doanh nghiệp thành công) chứ không phải chọn người thắng cuộc và chính sách phải tập trung giải phóng sức sản xuất.GS. TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP
Đánh giá cao các ý kiến đầy tâm huyết, trách nhiệm, giàu kinh nghiệm trong khoa học và thực tiễn cuộc sống, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận các ý kiến không chỉ góp ý về quan điểm, tư duy phát triển, phương pháp tiếp cận, đổi mới cách làm văn kiện. Theo Thủ tướng, trong bối cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn, mới là nước thu nhập trung bình thấp, còn kém so với nhiều nước, thời cơ đến không nhiều, do đó, yêu cầu đặt ra là có khát vọng phát triển. Khát vọng nào cũng có cơ sở khoa học nhưng chúng ta cần cố gắng để vào dịp 100 năm thành lập Đảng, 100 năm thành lập nước, đất nước có sự chuyển biến căn bản, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, Thủ tướng nêu rõ. Nếu không, chúng ta sẽ tiếp tục tụt hậu xa hơn. Khát vọng này cần đi liền với thể chế phát triển, bao gồm pháp luật, chính sách, bộ máy… Mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục góp ý bằng hình thức trực tiếp hay bằng văn bản, Thủ tướng cho biết sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc làm việc để nghe thêm các ý kiến về văn kiện mà Tiểu ban Kinh tế - Xã hội đang xây dựng.