Cần có Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

8/11/2019  
157
Hiện nay PPP được điều chỉnh bằng Nghị Định 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 nên chưa bảo đảm tính pháp lý công khai minh bạch tạo lòng tin đối với nhà đầu tư. Chính phủ đã trình Quốc hội Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) để khắc phục nhược điểm này.   Cần có Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Ảnh Trọng Hiếu

Trong đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) có thể nói cơ chế bảo lãnh, chia sẻ rủi ro là nội dung quan trọng nhất. Thiếu cơ chế bảo lãnh, chia sẻ rủi ro là nguyên nhân chính hạn chế sự hấp dẫn của nhà đầu tư nhất là đối với nhà đầu tư nước ngoài. PPP đòi hỏi Nhà nước quy định rõ ràng, minh bạch, cơ chế bảo lãnh, chia sẻ rủi ro như: Cơ quan Nhà nước cam kết vốn hỗ trợ công trình; Nhà đầu tư được vay tín dụng Ngân hàng; Chủ đầu tư bố trí đủ vốn đối ứng; Bộ GTVT, Chính quyền địa phương bảo đảm an toàn hoạt động các trạm thu phí và bảo đảm lộ trình tăng phí. Cần có Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

PPP nên được bổ sung thêm thành PPCP (private - public - community partnership)

Theo kinh nghiệm Hàn Quốc có 2 cơ chế hấp dẫn nhà đầu tư: Đảm bảo doanh thu tối thiểu cho nhà đầu tư và nhà đầu tư chủ động đề xuất dự án với Chính phủ. Chính phủ trực tiếp chi trả khoản bảo lãnh hỗ trợ nhà đầu tư hoặc đàm phán kéo dài thời gian hợp đồng PPP. Về tổng mức đầu tư tối thiểu: Theo Dự thảo Luật PPP tổng mức đầu tư tối thiểu tùy theo từng lĩnh vực nhưng không thấp hơn 200 tỷ đồng (trừ hợp đồng kinh doanh quản lý).

Tuy nhiên, cần làm rõ căn cứ của việc quy định tổng mức đầu tư tối thiểu và việc không áp dụng đối với dự án hợp đồng kinh doanh quản lý. Cùng với đó, cần tách vốn đầu tư PPP thành 2 bộ phận: Một là vốn Nhà nước được quản lý như vốn đầu tư công, hai là vốn của nhà đầu tư và vốn vay thực hiện theo cơ chế thị trường. Theo đó, về thủ tục đầu tư cũng cần áp dụng thủ tục đầu tư công đối với vốn Nhà nước trong dự án PPP và áp dụng thủ tục đầu tư thông thường đối với phần vốn còn lại (kể cả thanh tra kiểm toán).

PPP  hoạt động kinh doanh thương mại (?) Hiện nay Dự thảo Luật PPP coi PPP là hoạt động kinh doanh thương mại. Điều này sẽ dẫn tới hệ quả đối tác tư nhân vin vào bí mật kinh doanh thương mại để ký các thỏa thuận bảo mật đối với các dự án. Tiếp theo là không đảm bảo mục tiêu của PPP trong việc cung cấp dịch vụ công, ví dụ: rác thải cần được xử lý, chất lượng nước sau khi xử lý. Cùng với đó, liên quan đến thủ tục xử lý hành chính, tại tòa án trong trường hợp vi phạm hợp đồng không minh bạch trong việc xử lý vi phạm hợp đồng.

Việc lập Dự thảo Luật PPP cần lưu ý, hiện nay khâu tổ chức thực hiện các dự án PPP được coi là khâu yếu nhất, nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực trong quá trình đấu thầu thực hiện dự án, không sòng phẳng trong quan hệ công tư. Mô hình tài chính của dự án PPP là bài toán khó nhất bởi rủi ro đầu tư dài hạn, tính nhạy cảm về chính trị và xã hội của kết cấu hạ tầng. Ở nước ta hiện nay mô hình tài chính phổ biến: vốn tự có của nhà đầu tư (khoảng 20%) + vốn đối ứng Nhà nước (20%) + vốn vay tín dụng Ngân hàng. Với mô hình này, rủi ro phần lớn được chuyển sang Ngân hàng.

Theo kinh nghiệm quốc tế, mô hình tài chính dự án phức hợp bao gồm vốn chủ sở hữu đa dạng (nhà đầu tư ban đầu và chủ sở hữu công trình được cổ phần hóa) + vốn vay đa dạng (vay Ngân hàng, quỹ đầu tư, trái phiếu công trình, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng nhà thầu) + vốn đối ứng của Nhà nước. Ra quyết định đầu tư được coi là khâu đầu tiên quan trọng nhất bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Tình trạng lãng phí bắt nguồn từ cơ quan ra quyết định đầu tư không dựa trên cơ sở khoa học theo phương pháp hệ thống và toàn diện. Dự thảo cũng cần lưu ý bố trí đủ nguồn lực cho từng dự án trên cơ sở lợi nhuận khả thi để đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội.

Các cơ quan Nhà nước tham gia quá trình đấu thầu cần công khai minh bạch thông tin, nâng cao tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, năng lực thẩm định lựa chọn nhà thầu, theo dõi giám sát thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện. Có cơ chế hữu hiệu để tổ chức xã hội, chuyên gia kinh tế, luật pháp, cộng đồng dân cư tham gia dự án PPP. Lựa chọn nhà thầu có năng lực là tiêu chí hàng đầu. Để lựa chọn nhà thầu có năng lực cần là nhà thầu đã thực thi một số công trình giao thông đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành. PPP là phương thức hữu hiệu để khai thác nguồn vốn to lớn của xã hội thực hiệc các công trình cơ sở hạ tầng. Với cách tiếp cận mới về tăng trưởng bao trùm và bền vững cần bổ sung vào PPP yếu tố mới thành PPCP (private - public - community partnership).

 
R1
: