Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: TPP mang lại hiệu ứng “nước lên thuyền lên” cho nông nghiệp Việt

24/12/2016  
20
Trong bài phát biểu mới nhất, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius khẳng định Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, đây sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường an ninh kinh tế hợp tác của hai nước và tiếp tục làm sâu sắc hơn mối quan hệ Hoa Kỳ Việt Nam. “Kể từ lần đầu tiên tới Việt Nam vào năm 1995 trên cương vị một quan chức chính trị, tôi đã được hiểu chắc chắn rằng ngành nông nghiệp quan trọng như thế nào đối với môi trường kinh tế, xã hội và văn hoá của Việt Nam”, ông nhớ lại. Theo quan sát của Đại sứ Mỹ, các sản phẩm nông nghiệp được dùng làm quà biếu giữa các gia đình Việt Nam vào dịp Tết và các sự kiện quan trọng trong năm.  Khi đi từ Bắc vào Nam, du khách thường chọn mang theo ít bánh cốm, quả vải hoặc quả sấu làm quà cho các đồng nghiệp ở miền Nam, và khi trở về từ miền Nam sẽ mang theo quả xoài, hải sản và quả cóc. “Vì vậy khi nói rằng nông nghiệp là nền tảng cho kinh tế Việt Nam cũng không phải là nói quá. Trở lại Việt Nam với cương vị Đại sứ vào cuối năm 2014, tôi được biết rõ hơn về ngành nông nghiệp có thể  sôi động và linh hoạt như thế nào ở Việt Nam”, ông khẳng định. Tiêu chuẩn cao và các quy tắc trình tự của TPP không chỉ là những khẩu hiệu, ông lưu ý. Theo ông, TPP mang đến một cơ hội làm tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam và tiếp cận các thị trường chiếm đến khoảng 10% trăm dân số thế giới và nhập khẩu khoảng 26% các sản phẩm lương thực và thực phẩm trên toàn thế giới trong năm 2014. Tiếp tục hội nhập sâu hơn và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế sẽ mở cửa cho việc đầu tư vào thiết bị và công nghệ hiện đại hơn, hiện đại hóa ngành nông nghiệp và làm cho nó hiệu quả hơn. Điều này sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho khu vực nông nghiệp và chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Ví dụ, các sản phẩm như quế, cà phê, hạt điều sẽ được tiếp cận thị trường lớn ở Bắc Mỹ hơn bao giờ hết một khi TPP có hiệu lực. Đồng thời, Hoa Kỳ và các nhà xuất khẩu các sản phẩm làm nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp. Việc tiếp cận tốt hơn đối với những sản phẩm sơ chế sẽ  giúp giảm chi phí, và quan trọng cho những các thành công tiếp theo của nông dân và các nhà sản xuất của Việt Nam.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: TPP mang lại hiệu ứng “nước lên thuyền lên” cho nông nghiệp Việt

Tiêu chuẩn cao và các quy tắc trình tự của TPP không chỉ là những khẩu hiệu, ông Ted Osius lưu ý. 

Trước đây, khi Hoa Kỳ hoàn tất thoả thuận thương mại khu vực đầu tiên - Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), các nhà phê bình bày tỏ sự lo ngại về việc thay đổi trong thương mại nông nghiệp sẽ làm tổn hại tới những nông dân trong nước. Nhưng trong thực tế hiệp định này đã tạo ra những thị trường lớn hơn cho tất cả các nhà sản xuất trong khu vực. Tổng thương mại nông nghiệp song phương giữa Hoa Kỳ và hai đối tác của NAFTA là Canada và Mexico đã tăng lên gần 5 lần so với mức thu trong năm trước khi thực hiện NAFTA và đã vượt qua mốc 100 tỷ USD trong năm 2014. Hiện tượng tăng trưởng này mô tả cho câu ngạn ngữ hay được nhắc tới là "nước lên thì thuyền sẽ lên", với việc cả ba quốc gia được hưởng lợi từ NAFTA. TPP đặt nền tảng cho sự phát triển bùng nổ và sâu rộng tương tự trong thương mại giữa Việt Nam và các đối tác TPP, ông Osius lưu ý. “Chính phủ Hoa Kỳ mong muốn giúp Việt Nam thực hiện thành công TPP. Đây cũng là mối quan tâm của chúng tôi. Thông qua các chương trình khác nhau, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc sửa đổi và ban hành các quy định mới để chuyển hệ thống pháp luật phù hợp với các cam kết đã thỏa thuận trong TPP, và xây dựng năng lực để thực hiện những thay đổi đó”, Đại sứ Mỹ cho biết. Sự hỗ trợ đã được chuyển tới nông dân Việt Nam thông qua các chương trình như ví dụ như dự án IR-4 của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ trong việc giúp đỡ Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN&PTNT phát triển dữ liệu hiệu quả thuốc trừ sâu cho một loại thuốc diệt nấm thường được sử dụng trên cây thanh long. Phòng thí nghiệm tiên tiến về quản lý dịch hại của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ đã trợ giúp những hoạt động nghiên cứu và khuyến nông cho nông dân, các trường đại học và viện nghiên cứu trong việc phát triển chiến lược phòng trừ dịch hại bền vững và đảm bảo cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có khả năng đạt được những tiêu chuẩn cao trên thế giới. Về lĩnh vực chăn nuôi, cả chính phủ Hoa Kỳ và ngành công nghiệp của chúng tôi đang tích cực giúp đỡ Việt Nam trong cuộc chiến chống lại mối nguy cơ do dịch bệnh động vật như bệnh cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng.

LÊ HUYỀN

: