Trao đổi với phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, việc đạt được kết quả ấn tượng về cải cách hành chính trong bối cảnh đại dịch cho thấy Bộ Tài chính đã rất chủ động trong các mục tiêu cải cách. Những cải cách hành chính, nhất là về thuế và hải quan của Bộ Tài chính có tác động rất lớn tới doanh nghiệp cũng như việc nuôi dưỡng nguồn thu.
PV: Theo công bố Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2020 (PAR Index) của các bộ, ngành, địa phương hồi tháng 6/2021, Bộ Tài chính tiếp tục đứng thứ 2 trong số các bộ, ngành về cải CCHC. Đây là năm thứ 7 liên tiếp (2014-2020), Bộ Tài chính nằm trong nhóm 3 bộ, cơ quan ngang bộ dẫn đầu PAR Index. Ông có bình luận gì về kết quả này của Bộ Tài chính?
Ông Nguyễn Văn Toàn: Chỉ số về CCHC là một chỉ số hết sức quan trọng khi đánh giá các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan quản lý nhà nước. Trong những năm gần đây, Bộ Tài chính luôn luôn ở trong top 3 các đơn vị bộ, ngành về CCHC và năm vừa rồi xếp ở vị trí thứ 2. Đó là một kết quả hết sức ấn tượng của Bộ Tài chính trong công tác CCHC. .
Ông Nguyễn Văn Toàn Bộ Tài chính là một bộ đa ngành, liên quan rất nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội. Ví dụ như hải quan không chỉ liên quan đến trong nước mà còn liên quan đến thương mại quốc tế, với nước ngoài, xuất nhập khẩu, trong đó việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hải quan sẽ đóng vai trò quan trọng hỗ trợ các lĩnh vực trên phát triển. Dẫn chứng như vậy để thấy được, việc đạt được kết quả cao về công tác CCHC là rất khó khăn đối với một ngành “đa lĩnh vực” như Bộ Tài chính. Vì vậy, rất mừng là Bộ Tài chính trong những năm qua đã luôn đi đầu trong thực thi và cải cách TTHC.
PV: Ông đánh giá thế nào về việc cắt giảm TTHC, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của Bộ Tài chính, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trong thời gian qua?
Ông Nguyễn Văn Toàn: Kết quả xếp hạng trên đã thể hiện thực chất những đánh giá của người dân và doanh nghiệp (DN) về cải cách TTHC của Bộ Tài chính với những tiêu chí rất cụ thể, có tính chất định lượng với những thang điểm nhất định. Rõ ràng CCHC của Bộ Tài chính thời gian qua là rất tốt và ấn tượng.
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Hồng Vân Covid-19 là một cú hích rất mạnh để thay đổi TTHC tất cả lĩnh vực chứ không riêng gì Bộ Tài chính. Một yếu tố nữa là chuyển đổi số. Bộ Tài chính cũng như các bộ, ngành đã tận dụng được việc biến thách thức thành cơ hội để cải cách. Tuy nhiên, điều quan trọng là Bộ Tài chính đã luôn chủ động cải cách, cắt giảm các TTHC. Khi đã chủ động tức là sẽ đặt ra nhiều tình huống để đưa ra phương án đề phòng rủi ro và có giải pháp xử lý chủ động. Việc đạt được kết quả ấn tượng về CCHC trong bối cảnh đại dịch cho thấy chắc chắn Bộ Tài chính đã rất chủ động trong các mục tiêu CCHC.
PV: Theo ông, điều này có tác động thế nào tới hoạt động của DN trong bối cảnh đại dịch cũng như việc nuôi dưỡng nguồn thu?
Ông Nguyễn Văn Toàn: Về CCHC, không phải lĩnh vực nào cũng có thể làm tốt được, nhưng nếu làm được, thì sẽ thúc đẩy xã hội rất tốt. Có những việc mà TTHC chưa tốt lắm, ví dụ như chuyện liên thông các quy định về kiểm soát Covid-19, mỗi tỉnh có một cách khác nhau để áp dụng dẫn tới có thể kiểm soát chỉ có tác dụng về hình thức, mất rất nhiều thời gian, nhân lực. Đó là một lãng phí rất lớn trong TTHC. Nói như vậy để thấy rằng, những gì mà Bộ Tài chính đã làm được trong CCHC thời gian qua là đáng quý dường nào, không phải đơn vị nào cũng làm được trong một điều kiện dịch bệnh như nhau.
Chỉ số xếp hạng là minh chứng cho những nỗ lực cải cách Chỉ số về cải cách hành chính (CCHC) là một chỉ số hết sức quan trọng khi đánh giá các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan quản lý nhà nước. Trong những năm gần đây, Bộ Tài chính luôn luôn ở trong top 3 các đơn vị bộ, ngành về CCHC và năm vừa rồi xếp ở vị trí thứ 2. Đó là một kết quả hết sức ấn tượng của Bộ Tài chính trong công tác CCHC. Những CCHC, nhất là về thuế và hải quan của Bộ Tài chính có tác động rất lớn tới DN cũng như việc nuôi dưỡng nguồn thu. Trong lĩnh vực này, chỉ cần cải cách được một chút thì hiệu ứng tiết kiệm xã hội cũng rất lớn, tiết kiệm rất nhiều về thời gian, tiền bạc, bởi vì đối với DN thì cơ hội về mặt thời gian này rất quan trọng. Còn nhớ trước đây người dân đóng thuế phải thực hiện nhiều thủ tục phiền hà nhưng hiện nay, chỉ cần có điện thoại kết nối mạng là có thể thực hiện các nghĩa vụ thuế. Nếu đến thẳng cơ quan thuế thì cũng rất thuận lợi, người dân và DN được phục vụ như khách hàng. Đó là những điều rất tốt trong quá trình thay đổi các các TTHC.
PV: Trong bối cảnh tình hình mới, ông có khuyến nghị gì thêm cho công tác CCHC của Bộ Tài chính để nâng cao hơn nữa hiệu quả hỗ trợ người dân và DN khôi phục sản xuất kinh doanh, hỗ trợ cho tăng trưởng?
Ông Nguyễn Văn Toàn: TTHC sinh ra là không bất biến và luôn luôn thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Quy mô công việc ngày càng lớn hơn thì thủ tục ngày càng phải rút gọn. Bên cạnh đó, các cơ chế kiểm soát TTHC cần phải thích ứng hơn và linh hoạt hơn. Bộ Tài chính đang đứng ở vị trí thứ hai trong các bộ, ngành về CCHC thì vẫn còn dư địa để có thể vươn lên thứ nhất. Nhưng điều đó không quan trọng, mà quan trọng là quá trình cải cách phải liên tục để ngày càng hoàn thiện hơn, không có nghĩa là hoàn thiện rồi thì không thay đổi, không phải cải cách nữa. Dưới tác động của xu hướng kinh tế số, Bộ Tài chính cần tiếp tục đẩy mạnh điện tử hóa các hoạt động, nhất là trong việc thu ngân sách, tạo thuận lợi nhất cho việc hoàn thành nghĩa vụ ngân sách của người dân và DN. Đồng thời, sự liên thông dữ liệu giữa các bộ, ngành cần được phối hợp thông suốt, nhịp nhàng hơn, để hỗ trợ tối đa cho người dân và DN trong quá trình phục hồi và phát triển.
PV: Xin cảm ơn ông! Đóng góp rất quan trọng vào nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Theo ông Nguyễn Văn Toàn, cải cách TTHC nói chung tác động rất lớn đến kinh tế - xã hội và môi trường đầu tư kinh doanh. Khi các nhà đầu tư đánh giá về môi trường đầu tư, ngoài hạ tầng, các chính sách vĩ mô thì TTHC là hết sức quan trọng, là bộ mặt của môi trường kinh doanh. Khi CCHC được một phần đã thấy sự thay đổi rất rõ ràng. Điều đó đã cải thiện rất nhiều môi trường đầu tư kinh doanh trong mắt các nhà đầu tư và đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, khi thủ tục giản đơn hơn thì các nhà đầu tư sẽ cảm thấy rất vui vẻ và muốn đầu tư vào Việt Nam. Ông Toàn cho rằng, Bộ Tài chính đã đóng góp rất quan trọng vào việc này.
Ví dụ, trước đây, một lô hàng khi thông quan sẽ mất nhiều ngày thì hiện nay thời gian thông quan chỉ còn khoảng mấy chục phút hoặc một vài tiếng, nên đã tác động rất lớn tới việc giảm chi phí cho DN. “Tôi có điều kiện được tiếp xúc với rất nhiều các DN FDI và thấy rằng, họ đánh giá những cải cách TTHC trong thời gian qua của Việt Nam rất tốt, đặc biệt trong lĩnh vực hải quan và thuế. Các thủ tục về hải quan của Việt Nam đã tiệm cận gần hơn với thông lệ quốc tế và nhiều thủ tục đã có sự công nhận lẫn nhau với hải quan các nước. Điều này đã thúc đẩy quá trình đầu tư. Vì vậy, không có nhiều DN FDI có ý định rời khỏi Việt Nam trong thời gian dịch bệnh. Đó chính là những dấu hiệu tích cực và bằng chứng là thu hút vốn FDI trong thời gian dịch bệnh vừa qua tại Việt Nam vẫn được duy trì, mặc dù thế giới suy giảm rất nhiều”, chuyên gia Nguyễn Văn Toàn cho biết.
Nguồn: thoibaotaichinhvietnam.vn