Cần kích thích tăng cầu để thúc đẩy sản xuất và kinh doanh

23/12/2016  
42

Cần kích thích tăng cầu để thúc đẩy sản xuất và kinh doanh

     I.  Quý I đã đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận như CPI thấp hơn cùng kỳ của nhiều năm trước, xuất khẩu tăng khá và nhập siêu giảm, lãi suất được điều hành linh hoạt và đang có xu hướng giảm, tỷ giá tương đối ổn định, nhưng cũng xuất hiện một số thực trạng cần lưu ý:

   1) Tỷ lệ doanh nghiệp trong tình trạng rất khó khăn, đình đốn tăng hơn 6 tháng cuối năm 2011. Trong cuộc đối thoại giữa với UBND TPHCM ngày 13/3/2012, Hiệp hội doanh nghiệp của thành phố cho biết, trên địa bàn có 60% DN nhỏ và vừa hiện sản xuất sút kém, không đủ vốn để duy trì sản xuất,  chỉ có 20% DN có thể vượt qua khủng hoảng. Tính trong 2 tháng đầu năm nay trên địa bàn TP có khoảng 3.000 DN tạm ngưng hoạt động, nâng tổng số DN đang tạm ngưng hoạt động lên con số trên 10.000 DN.Mặc dù gần đây một số ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay 1- 1.5%, nhưng doanh nghiệp cũng chẳng mặn mà và vẩn khó tiếp cận tín dụng. Nhiều đại gia bất động sản “ phải thở ô xy”, vở nợ, gây phản ứng giây chuyền đối với hàng chục nghìn người có liên quan.

   2) Sức mua giảm, hàng tồn kho như sắt thép, xi măng, đá ốp lát, hàng tiêu dùng tăng. Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng - chủ hệ thống Maximark cho biết, từ sau tết đến nay lượng hàng tồn của nhiều loại hàng liên tục tăng trong khi giá không giảm buộc nhiều tiểu thương phải xé lẻ mặt hàng đóng hộp như cà phê, sữa chua lốc để bán hòng thu lại vốn; các siêu thị tung ra hàng loạt chương trình khuyến mãi nhưng cũng không kéo nổi sức mua. Ông Ngô Văn Hải, phó giám đốc siêu thị Citimart cho biết: “Lượng khách vào mua sắm tại siêu thị không giảm nhưng giá trị các hóa đơn giảm mạnh. Khách chỉ tập trung vào các nhóm hàng thiết yếu, cắt giảm được gì họ đều giảm ngay”.

  3) Trong khi tình hình kinh tế vẩn khó khăn thì thị trường chứng khoán lại có dấu hiệu phục hồi nhưng rất không bình thường khi nền kinh tế và các doanh nghiệp nước ta đang gặp nhều khó khăn,  .

   Thời gian gần đây, người trong cuộc cho rằng lịch sử đang lặp lại với đợt sóng năm 2007 khi các nhà đầu tư nước ngoài trở thành động lực lớn nhất làm cho TTCK tăng vọt. Ngân hàng HSBC đưa tin từ đầu năm 2012 đến nay khoảng 500 triệu USD từ bên ngoài đưa vào nước ta, thực tế có lẽ còn cao hơn con số đó. “TTCK giống như một gã say rượu leo dốc, nhưng bất chấp mọi chướng ngại phía trước, cái thế lảo đảo của gã lại vẫn có sức mê hoặc kỳ lạ khi lần lượt vượt qua các rào cản”. (Tin tức 23/3).

  4) Các vụ thâu tóm thường diễn ra âm thầm, đầy bất ngờ và có chiều hướng gia tăng. "Cuộc chiến" của nhóm Eximbank giành quyền kiểm soát Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín (STB) là một điển hình.

   “Việc mua bán và thâu tóm đôi khi giống như trên phim, khi mà đối thủ vào thẳng phòng họp HĐQT và bất ngờ tuyên bố: tôi mới là ông chủ của doanh nghiệp”. (Tin tức 23/3).

  5) Thu nhập và đời sống của tầng lớp thu nhập thấp rất khó khăn do giá cả lương thực, thực phẩm, dịch vụ leo thang bởi tác động của một số quyết định của các bộ, giá xăng dầu tăng hơn 10% kéo theo giá rau quả, thịt lợn ở TPHCM tăng 5-10%. Người dân lo lắng trước ý đồ của Bộ Giao thông Vận tải đánh vào túi tiền người tham gia giao thông từ phí cao ngất ngưỡng trên tuyến đường cao tốc TPHCM-Dầu Dây đến phí bảo trì giao thông, từ 15/4/2012 phải đóng gấp nhiều lần 445 dịch vụ kỷ thuật và xét nghiệm y tế; Hà Nội đưa phí trước bạ ô tô lên 20%, phí đăng ký lên 20 triệu đồng, TPHCM dự định thu phí ô tô vào nội đô… Cần lưu ý rằng, vấn đề thu nhập và đời sống là mục tiêu quan trọng của mọi chính sách kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, cũng như lòng tin của dân chúng.

     II. Về điều hành kinh tế vĩ mô, có vẻ như trong quý I năm nay đã không có được tính nhất quán và tính hệ thống trong chính sách kinh tế hướng vào mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời thực hiện từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

    Năm 2008 để kiềm chế lạm phát, đầu năm Chính phủ đã đưa ra gói giải pháp đồng bộ theo hướng thắt chặt tín dụng, buộc các ngành và địa phương phải thực hiện nghiêm chính do vậy chỉ sau hai quý tỷ lệ lạm phát đã giảm; đến giữa quý III khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động tiêu cực thì Chính phủ chủ động thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô, đề ra các gói kích cầu và nới lỏng tín dụng.

   Bài học của năm 2008 có vẻ không được áp dụng trong quý I năm nay.

   1) Về các giải pháp mà Bộ GTVT đề ra để giảm ùn tắc giao thông thu hút được sự chú ý của người dân nhất, bởi vì đụng chạm đến quyền lợi thiết thực của họ. Phải nói ngay rằng, dân chúng hoan nghênh những giải pháp thiết thực, thậm chí chịu hy sinh lợi ích chính đáng để góp phần thực hiện như việc thay đổi giờ làm việc; nhưng đòi hỏi phải có tầm nhìn dài hạn, vừa có giải pháp cơ bản như đầu tư nhanh và có hiệu quả xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và đô thị, vừa có giải pháp khả thi cấp thời nhưng được nghiên cứu cẩn thận cả về kinh tế -xã hội, không thể tùy tiện, khi thì vì mục đích chống ùn tắc giao thông, khi thì để tăng thu có đủ vốn đầu tư và bảo dưỡng đường giao thông.

   Làm đường là phục vụ vận tải hàng hóa và hành khách, cần tính toán thu phí hợp lý để thu hồi vốn đầu tư, nhưng không vì thế mà tác động tiêu cực đến hoạt động vận tải. Hiệp hội vận tải ô tô TPHCM đã lên tiếng về thu phí cao ngất ngưỡng đoạn đường cao tốc TPHCM- Dầu Giây, kiến nghị giảm một nửa, do phí cao nên nhiều doanh nghiệp vận tải Miền Tây tạm ngừng hoạt động vì tăng giá cước thì không có người thuê chở hàng. Để bắt buộc xe cộ phải đi trên đoạn đường cao tốc, người ta lại nghĩ ra việc làm các trạm thu phí trên quốc lộ 1A. Lối tư duy như vậy không phù hợp với tư duy nhà nước phục vụ như Thủ tướng đã từng đề cập đầu năm nay.

  Việc thu phí phương tiện giao thông vào các thành phố lớn có khả thi không cũng cần được nghiên cứu. Nguyên Viện trưởng kỷ thuật giao thông đã dám khẳng định là không có tác dụng và chịu đi tù nếu ý kiến của ông không chính xác. Tại sao Bộ trưởng GTVT không lắng nghe ý kiến của họ. Ông Hoàng Quang Ngọc, Giám đốc Công ty vận tải Hoàng Hà, chuyên vận chuyển hàng hóa bằng container than phiền “Với các xe container, chúng tôi sẽ phải mất 1,4 triệu đồng/tháng phí bảo trì đường bộ và phải nộp 6 tháng 1 lần qua đăng kiểm. Như vậy, 50 đầu xe của chúng tôi đều đi đăng kiểm một lần và phải nộp phí 6 tháng, số tiền đã lên tới vài trăm triệu, một số tiền quá lớn, cách làm này không khác nào bóp chết chúng tôi ngay lập tức”.

   Về phương diện kinh tế, tôi cho rằng, chính phủ nên thận trọng khi đưa ra các quyết định liên quan đến thu nhập của người dân. Theo thống kê, nước ta hiện có 35 triệu xe máy, nếu buộc chủ sở hữu xe máy phải nộp mỗi tháng một khoản tiền dù chỉ là 50 000 đồng, cũng phải biết rằng, đó là khoản chi không nhỏ đối với nông dân, với người nghèo, với công nhân chỉ thu nhập vài triệu đồng/tháng, họ còn phải trả bao nhiêu khoản tiền khác nữa (!).

  2) Việc tăng giá xăng dầu là khó tránh khỏi khi giá thế giới đã tăng, nhưng người dân có quyền đòi hỏi Bộ Tài chính đưa ra lập luận nhất quán, khi chậm giảm giá và giảm giá nhỏ giọt 300- 500 đ/lít thì giải thích là vì còn hàng tồn kho, khi tăng giá thì chẳng thấy nhắc đến; cuối năm 2011 Bộ trưởng Tài chính tranh luận gay gắt với Thứ trưởng Bộ Công thương về tình trạng “ lỗ giả” của doanh nghiệp xăng dầu, hiện nay mặc dù đã giảm thuế nhập khẩu =0% mà vẩn tăng giá; nhiều  người cũng đòi hỏi công khai Quỹ bình ổn giá xăng dầu và cơ chế điều hành quỹ đó.

  3) Thành phố Hà Nội quy định lệ phí đăng ký ô tô là 20% giá trị xe, phí đăng ký là 20 triệu đồng/xe, nhằm giảm xe đăng ký mới. Quy định này có ba điều cần bàn: 1) Có đúng thẩm quyền không, khi thuế giá trị gia tăng chỉ 10%, nhưng phí trước bạ lại gấp đôi; 2) Có giảm được xe ở thành phố không, chắc là không, bởi vì mấy năm trước đây thành phố đã cấm đăng ký xe máy, người dân phải nhờ bà con, bạn bè đăng ký ở tỉnh khác, lần này cũng thế thôi và 3) Quan trọng hơn là quản lý nhà nước vẩn chủ yếu theo tư duy cấm, hạn chế chứ không phải là tư duy phát triển.

4) TP Đà Nẵng vừa đưa ra quy định đang được dân mạng bàn tán, đó là phụ cấp 5 triệu đồng/tháng cho cảnh sát giao th ông để như Ông Bí thư thành ủy TP  này nói “Với mức thu nhập như vậy, nếu biết làm thì mỗi tháng mỗi CSGT có thể có thu nhập hơn chục triệu đồng. Nhưng nếu chỉ cần phát hiện nhận chung chi một vài trăm nghìn đồng thì lập tức bị tước quân tịch, đuổi khỏi ngành”.Tuổi Trẻ ngày 20-3.

   Quy định này cũng cần được bàn thảo 1) tăng thu nhập là một giải pháp quan trọng, nhưng không là giải pháp chủ yếu nhất để chống nạn mãi lộ; nếu tăng thu nhập lên 10 triệu đồng/tháng cho CSGT thì sẽ làm mất cân đối về thu nhập giữa các bộ phận trong ngành công an, cảnh sát hình sự cũng rất nguy hiểm, cảnh sát kinh tế cũng lắm vấn đề, chưa nói đến các ngành khác. Liệu cách giải quyết cục bộ đó có tác động tích cực không (?); 2) Mỗi lần tăng lương là cả một bài toán khó cho Chính phủ mà đôi khi đại bộ phận công chức chỉ nhận được vài trăm nghìn đồng/ tháng, trong khi một quyết định của địa phương cho một đối tượng lại đến 5 triệu đồng/ tháng, liệu có đúng thẩm quyền và hợp lý không (?); 3) Suy luận từ giải pháp này thì số tiền cần có để khắc phục tệ nạn tham nhũng trong nhiều ngành, lĩnh vực sẽ vượt quá nhiều lần quỹ tiền lương.

   III. Một vài kiến nghị

  1. Việc tăng giá xăng dầu sẽ kéo theo tăng giá cước vận tải hàng hóa và hành khách, tác động giây chuyền đến giá nhiều sản phẩm khác, từ 15/4 giá dịch vụ y tế tăng, nếu sắp tới giá điện, than tăng như dư luận đang quan tâm thì câu chuyện mục tiêu kiềm chế lạm phát một con số khó thực hiện, CPI quý II sẽ cao hơn nhiều so với quý I và triệt tiêu tác động của chủ trương nâng hơn 20% tiền lương đối với hàng triệu công chức và người về hưu.. Do vậy Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ Tài chính về việc tính toán các phương án khả thi để đạt được mục tiêu đã bảo đảm thu nhập thực tế của người lao động; đồng thời kích thích tăng cầu để thúc đẩy sản xuất và kinh doanh.

   2. Cần có khảo sát nhanh về tình trạng khó khăn của doanh nghiệp để biết được thực trạng, từ đó đề ra những giải pháp về tài chính và tín dụng với từng loại doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực, địa phương bởi vì mặc dù Chính phủ đã có chủ trương hoãn, dãn, miễn giảm thuế, Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo hạ lãi suất nhưng chưa có tác dụng thiết thực đối với nhiều doanh nghiệp, trong khi nhu cầu cấp bách của doanh nghiệp là có vốn để duy trì sản xuất, kinh doanh vượt qua tình trạng đình đốn. Kiến nghị nhanh chóng sửa đổi, bổ sung đồng bộ các luật, Nghị định, Thông tư có liên quan đến doanh nghiệp, kể cả đầu tư nước ngoài. Hiện đã có các phương án khảo sát 16 luật và các Nghị định có liên quan, chỉ cần hoàn chỉnh thêm là có thể trình Quốc hội vào khóa họp sắp đến để tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, công khai, minh bạch. Đây là vấn đề đang được cộng đồng doanh nghiệp mong đợi ở Chính phủ.

 3. Cần xem xét lại các giải pháp mà Bộ GTVT trình Chính phủ trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về giao thông để có hệ thống giải pháp cơ bản mang tính chiến lược cho đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng giao thông của cả nước và ở các đô thị lớn, vừa có giải pháp cấp bách khả thi. Chính sách kinh tế có tầm dài hạn, đòi hỏi phải nghiên cứu các khía cạnh kinh tế, xã hội, tác động thuận và nghịch, không thể tùy tiện, cảm hứng được.

 4. Từ các quy định của TP Hà Nội và của TP Đà Nẵng, Chính phủ cần có hướng dẫn UBND tỉnh, thành phố về thẩm quyền ban hành quy định của địa phương trong khung khổ luật pháp nhà nước để bảo đảm tính thống nhất và nhất quán. Các địa phương trong khung khổ pháp luật được quyền sáng tạo, linh hoạt đề ra ý tưởng, quy định để khai  thác lợi thế và tiềm năng từng địa

: