Lý do được tập đoàn này này đưa ra là vì chi phí lao động ở Việt Nam và Trung Quốc rẻ hơn.
Như vậy, sau thông tin Intel chuyển hoạt động sản xuất từ Costa Rica về Việt Nam vào cuối năm ngoái, tập đoàn này đang có những bước đi tiếp theo để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư tại Việt Nam, biến nơi đây thành địa điểm sản xuất quan trọng của mình trên toàn cầu. Hiện dự án sản xuất và kiểm định chip của Intel tại Việt Nam đã giải ngân được phân nửa trong tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD.Sự xuất hiện của các tên tuổi này đang đưa Mỹ trở thành nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 5/2015, Mỹ có tổng cộng 742 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký trên 11 tỷ USD. Theo nhận định của giới chuyên môn hiện tại, Mỹ mới đứng ở vị trí thứ 7 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Một trong những nguyên nhân hạn chế đầu tư của Mỹ vào Việt Nam được các công ty Mỹ nhắc tới là môi trường đầu tư tại Việt Nam chưa thật sự minh bạch và thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao... Tuy nhiên khi họ đã quyết định đầu tư rồi thì điều lo lắng mới lại xuất hiện đó là sự đón nhận cơ hội này như thế nào. Cũng giống như Hàn Quốc, Nhật Bản từng vào Việt Nam với những kỳ vọng ban đầu là chúng ta có thể học hỏi, chuyển giao dần công nghệ, hay như lượng giá trị gia tăng trong từng sản phẩm sẽ cao. Thế nhưng điều đó đã không thành hiện thực khi Việt Nam chủ yếu là gia công còn công nghệ phụ trợ lại quá yếu. Đơn cử như Samsung khi đưa ra danh sách 170 phụ kiện để VN có thể làm để cung ứng cho GalaxyS4 và Tab của hãng này nhưng đã nhận được những cái lắc đầu từ chối. Ông Trương Thanh Hoài, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công thương cho biết, kể cả các hiệp hội, doanh nghiệp, doanh nghiệp điện tử đã có 40-50 năm truyền thống, câu trả lời là: chưa làm được (không đáp ứng được công nghệ và giá thành) mà trong đó có những linh kiện nghe rất đơn giản như cái sạc pin, cáp USB, vỏ nhựa, tai nghe. Và đến thời điểm này Bộ Công thương mới đang xây dựng dự thảo nghị định về Chương trình quốc gia phát triển công nghiệp hỗ trợ để thống nhất chỉ đạo điều hành, trong đó sẽ thành lập các trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ tại các vùng kinh tế trọng điểm. Bộ Công thương cũng thừa nhận: sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chủ yếu do doanh nghiệp FDI sản xuất. Các sản phẩm doanh nghiệp nội địa sản xuất có chất lượng thấp, giá thành cao nên chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các doanh nghiệp nội địa. Vì vậy nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần nhanh chóng để tận dụng cơ hội lần này, phát triển nhanh công nghiệp hỗ trợ nếu không thì sẽ mãi chỉ tham gia gia công toàn diện mà thôi.Theo Báo Đất Việt