Người Việt nghỉ Tết dài ngày, gia nhập TTP không ổn

23/12/2016  
40

Hội thảo do Viện Khoa học pháp lý và kinh doanh quốc tế IBLA thuộc Hội Luật gia Việt Nam tổ chức.

Có thể nói, việc nước ta gia nhập TPP góp phần cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh theo tiêu chuẩn TPP. Thể chế này bao gồm: môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, thể chế để phát triển quốc gia.

Bên cạnh đó, nước ta cũng sẽ thu hút được dòng đầu tư tốt hơn, có chất lượng hơn từ các nền kinh tế hiện đại như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada. Mỹ cũng sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc trở thành đối tác của Mỹ bên việc khiến cho nước ta được nâng tầm trên thị trường quốc tế thì cũng đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác quản lý, sản phẩm. Đòi hỏi khắc nghiệt đối với những vấn đề về thể chế, nguồn nhân lực.

Đối với vấn đề tăng trưởng xuất khẩu, khi gia nhập TPP, tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và các nước thành viên của Việt Nam sẽ có thuế xuất giảm về 0%. Tăng xuất khẩu thêm 23.5 tỷ trong năm 2020; 33.5 tỷ USD trong năm 2030. Dự kiến xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 68 tỷ USD trrong năm 2025 khi các nước thành viên tham gia đầu tư sản xuất nguyên liệu tại Việt Nam.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam thì “TPP sẽ thiết lập một tiêu chuẩn mới cho thương mại và đầu tư trong khu vực có sự tăng trưởng và năng động nhanh nhất thế giới. Việc ký kết thỏa thuận TPP của Việt Nam là một cột mốc quan trọng. Bắt đầu giai đoạn tiếp theo cho việc thực hiện TPP, Việt Nam sẽ nhận được sự quan tâm thể hiện của một số nền kinh tế khác trong khu vực”.

Tiến sỹ luật học Phạm Tuấn Khải cho rằng, TPP là hiệp định có chất lượng cao và nhiều triển vọng, mang tính toàn diện giữa các nước thành viên tham gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thúc đẩy việc đổi mới cạnh tranh, tăng tính cạnh tranh, tăng năng xuất lao động.

“Bên cạnh những thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam, việc mở cửa thị trường của Việt Nam với TPP đồng nghĩa với việc doanh nghiệp trong nước sẽ mất thị phần, phải chia sẻ lợi ích với doanh nghiệp nước ngoài, ảnh hưởng đến lao động, việc làm, vấn đề phá sản cũng như các hạn chế trong việc tiếp cận lao động và nguồn nhân lực, trong tiếp cận tín dụng, đất đai tiếp cận khoa học – công nghệ, cơ sở hạ tầng… các cơ quan quản lý Nhà nước cần lưu ý đến một số hạn chế để tiếp tục hoàn thiện trách nhiệm xây dựng pháp luật của mình”, ông Khải nhấn mạnh.

Người Việt nghỉ Tết dài ngày, gia nhập TTP không ổn

Viện IBLA, thuộc Hội Luật gia Việt Nam là một trong ít cơ quan đã đứng ra tổ chức hội thảo liên quan đến chủ đề TPP.

Ông Nguyễn Thái An, trưởng ban tư vấn pháp lý về công nghệ và môi trường của Hội luật gia viện khoa học Pháp lý và kinh doanh quốc tế cho biết: “Hội nhập TPP sẽ có nhiều thách thức nhưng chúng ta cần phải hội nhập văn hóa cũng như tác phong làm việc. Không thể nước ngoài nghỉ Tết 2-3 ngày còn nước ta nghỉ Tết Tây, Tết ta 8 ngày rồi rề rà sau nghỉ lễ “nghỉ thêm 18-20 ngày nữa”.

Gia nhập TPP bên cạnh những thuận lợi, các doanh nghiệp Việt cũng đối mặt với không ít khó khăn.

Trong đó, khó khăn lớn nhất là việc cải cách thể chế. Nếu như không thay đổi nhanh sẽ không nắm bắt được cơ hội. Chịu nhiều thách thức khi mở cửa thị trường, chịu áp lực cạnh tranh từ doanh nghiệp bên ngoài. Tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch, hành xử khách quan của bộ máy Nhà nước, điều này đặt ra nhiều thách thức cho bộ máy quản lý.

Người Việt nghỉ Tết dài ngày, gia nhập TTP không ổn

Vấn đề liên quan đến TPP thu hút rất đông sự chú ý từ giới luật gia, luật sư cả nước.

Khó khăn thứ hai là việc đặt doanh nghiệp Nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Điều này đòi hỏi cao hơn sự minh bạch hóa của doanh nghiệp Nhà nước. Sự bảo hộ, hỗ trợ của Nhà nước sẽ giảm đi đáng kể, bắt buộc các doanh nghiệp Nhà nước phải cải thiện năng lực cạnh tranh của mình.

Khó khăn thứ ba, về mặt xã hội vấn đề cạnh tranh cũng tăng lên dẫn đến việc một số doanh nghiệp trong nước chưa sẵn sàng, thiếu thông tin và dễ chết khi vừa mới “ra biển lớn”.

Vấn đề cuối cùng được người dân lẫn các doanh nghiệp quan tâm hiện nay đó là khi Việt Nam chính thức tham gia TPP thì việc thành lập công đoàn độc lập có được công nhận không?

Theo Báo Người Đưa Tin

: