Nhìn lại thương mại Việt Nam với 11 nước, sau cú “chốt” TPP

24/12/2016  
44

Hiệp định này được đàm phán từ tháng 3/2010, gồm 12 quốc gia - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam.

Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Do vậy, cán cân thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi sau hiệp định này.

Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, Mỹ đang là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Trong 8 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu 21,9 tỷ USD giá trị hàng hóa sang Mỹ. Con số này cả năm 2014 là 28,7 tỷ USD. Đàm phán TPP kết thúc, kỳ vọng con số này sẽ cao hơn nữa.

8 tháng đầu năm 2015, có 6 trên tổng số 38 mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt giá trị trên 1 tỷ USD. Các mặt hàng khác như thủy sản; vali mũ túi xách… cũng xấp xỉ đạt ngưỡng 1 tỷ USD.

Nhìn lại thương mại Việt Nam với 11 nước, sau cú “chốt” TPP

Ở chiều ngược lại, trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khoảng 5,4 tỷ USD giá trị hàng hóa từ Mỹ.

Các mặt hàng chủ yếu bao gồm: Thức ăn gia súc và nguyên liệu; bông các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị và phụ tùng...

Nhập siêu nhẹ từ Singapore

Trong 8 tháng đầu năm 2015, Việt Nam nhập từ Singapore đạt 4,4 tỷ USD, trong khi đó xuất khẩu sang nước chỉ chiếm 2,3 tỷ USD.

Như vậy, Việt Nam nhập siêu từ Singapore khoảng 2,1 tỷ USD trong 8 tháng năm 2015.

Các mặt hàng Việt Nam đang xuất khẩu chủ yếu sang Singapore bao gồm: Dầu thô (522 triệu USD); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (260); Điện thoại các loại và linh kiện (220); Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (226); Phương tiện vận tải và phụ tùng (230)…

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Singapore chủ yếu là các mặt hàng sau: Xăng dầu các loại (1,5 tỷ USD); sản phẩm từ dầu mỏ (255 triệu USD); chất dẻo nguyên liệu (188 triệu USD); chất thơm, mỹ phẩm (127 triệu USD); giấy các loại (122 triệu USD)…

Xuất siêu không đáng kể sang Úc

Trong 8 tháng năm 2015, tổng kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Úc đạt 3,37 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đạt 2,04 tỷ USD, giảm 24,7%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Úc đạt 1,33 tỷ USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ.

Tính riêng 8 tháng đầu năm 2015, Việt Nam xuất siêu khoảng 705 triệu USD sang Úc; bằng 34,5% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.

Trong mấy năm gần đây, xuất khẩu dầu thô chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc, do vậy với kim ngạch dầu thô giảm mạnh sẽ kéo tổng kim ngạch xuất khẩu giảm.4.

Ngoài dầu thô, một số các mặt hàng chủ yếu xuất sang Úc, bao gồm: điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng thủy sản, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt may…

Nhìn lại thương mại Việt Nam với 11 nước, sau cú “chốt” TPP

Xuất siêu trong quan hệ thương mại với Canada

Trong 8 tháng đầu năm 2015, Việt Nam xuất khẩu sang Canada đạt 1,63 tỷ USD. Trong khi đó nhập khẩu từ nước này chỉ đạt khoảng 308 triệu USD.

Mặc dù kim ngạch trao đổi thương mai hàng hóa giữa hai nước không lớn, song con số này lại đang có xu hướng gia tăng so với các năm trước.

Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Canada, bao gồm: đồ gỗ, dệt may, giày dép, thủy hải sản, máy in các loại, cáp điện, điện thoại, thiết bị viễn thông, càphê, hạt điều, phương tiện vận tải và phụ tùng, cao su các loại, sản phẩm nhựa, rau củ, quả, chế biến...

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập từ Canada các mặt hàng chủ yếu phục vụ cho sản xuất hoặc các sản phẩm mà Việt Nam chưa sản xuất được như phân bón, thủy hải sản, đậu tương và hạt có dầu, linh kiện phụ tùng máy bay, lúa mỳ, da động vật, máy móc, thiết bị kỹ thuật, cao su nhân tạo, chất dẻo nguyên liệu…

(Còn tiếp)

MẠNH NGUYỄN

: