Thành quả lớn nhất của nhiệm kỳ: Niềm tin của nhân dân vào Đảng, Chính phủ Qua thực tiễn hoạt động của cả nhiệm kỳ Chính phủ vừa qua và nghe báo cáo và trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ tại phiên chất vấn Quốc hội vừa qua, nhiều doanh nghiệp chung nhận xét rằng nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ đã làm được rất nhiều việc. Và có thể khẳng định, niềm tin của nhân dân vào Đảng, Chính phủ trong giai đoạn hiện nay là thành quả lớn nhất của nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ 2016-2020 đầy biến động, sóng gió và thách thức đối với đất nước và hệ thống điều hành của Chính phủ. Thời điểm khi mới tiếp nhận nhiệm vụ, ngân sách thâm hụt, tốc độ phát triển kinh tế chậm, mất cân đối kinh tế khá trầm trọng…
Cũng trong nhiệm kỳ, Chính phủ phải đối mặt với nhiều thách thức như thiên tai, dịch bệnh. Trên bình diện thế giới, những xung đột địa chính trị khu vực và thế giới, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, xu thế bảo hộ đang chiếm ưu thế và đặc biệt là đại dịch COVID-19 đã thách thức cả nhân loại, trong đó có Việt Nam. Hơn lúc nào hết, chúng ta đã vượt qua những thách thức lịch sử, trở thành điểm sáng được thế giới đánh giá cao. Có được thành tựu trên, vai trò điều hành đất nước của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ mang tính then chốt và quyết định.
Thành tựu ấn tượng cả nhiệm kỳ và điểm nhấn 2020 Trong nhiệm kỳ qua, Nghị quyết Trung ương XII được triển khai vào cuộc sống, Đảng, Chính phủ đã triển khai nhiều chương trình hành động quốc gia mang lại kết quả tích cực cùng với nhiều bài học kinh nghiệm quý, đưa Việt Nam lên vị thế cao hơn trên trường quốc tế. Ông Trần Văn Lĩnh Đánh giá kết quả cả nhiệm kỳ, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội Nghề cá thành phố Đà Nẵng, cho biết, Chính phủ đã để lại những thành quả rất tốt đẹp. Về kinh tế, có thể nói GDP của Việt Nam chưa bao giờ tốt như hiện nay. Chúng ta đã vươn lên đạt nền kinh tế thứ 4 trong khu vực và xếp hạng 41 trên thế giới. Sức mua bình quân theo đầu người cao. Việt Nam gần như lần đầu tiên vượt qua khỏi tình trạng nhập siêu triền miên, và chuyển sang xuất siêu, nhờ đó lượng ngoại tệ tăng. Nền công nghiệp phát triển tốt, nhất là công nghiệp công nghệ cao.
Tỉ trọng xuất khẩu nông nghiệp tăng, nhất là chúng ta thay vì xuất khẩu thô thì đến nay xuất khẩu hàm lượng chế biến tăng hơn bao giờ hết. Ngành dịch vụ mang lại GDP tương đối lớn, đặc biệt là ngành du lịch. Hạ tầng cơ sở được đầu tư lớn, cơ sở hạ tầng của chúng ta đến nay về cơ bản tương đối tốt. Hàng loạt đường cao tốc đã được hình thành, góp phần vào phát triển sản xuất. Nguồn cung cấp điện năng cũng ngày càng ổn định. Về chính trị, thành công của Chính phủ nhiệm kỳ này thể hiện rõ nét ở sự ổn định chính trị và việc khẳng định được vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Đứng trước tình hình dịch bệnh phức tạp, bối cảnh thế giới nhiều biến động, Việt Nam vẫn làm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN, tổ chức Hội nghị APEC, cũng như góp phần vào việc giữ gìn an ninh thế giới, việc mà chúng ta chưa từng tham gia.
Trong bối cảnh thế giới cơ cấu lại nền kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu, hiện Việt Nam là địa chỉ đáng tin cậy để các nước tìm đến. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ qua, niềm tin và sự đồng thuận của người dân vào Chính phủ rất lớn. Điều này thể hiện rõ ở sự chấp hành nghiêm túc của người dân đối với những chỉ đạo của Chính phủ. Người dân sẵn lòng đồng hành cùng Chính phủ vượt qua khó khăn, dịch bệnh, thiên tai; san sẻ gánh nặng cho Chính phủ khi bão lũ. Điều này đã tạo nên một quốc gia đoàn kết và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ngành dịch vụ mang lại GDP tương đối lớn, đặc biệt là ngành du lịch.
Hạ tầng cơ sở được đầu tư lớn, cơ sở hạ tầng của chúng ta đến nay về cơ bản tương đối tốt. Hàng loạt đường cao tốc đã được hình thành, góp phần vào phát triển sản xuất. Nguồn cung cấp điện năng cũng ngày càng ổn định. Về chính trị, thành công của Chính phủ nhiệm kỳ này thể hiện rõ nét ở sự ổn định chính trị và việc khẳng định được vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Đứng trước tình hình dịch bệnh phức tạp, bối cảnh thế giới nhiều biến động, Việt Nam vẫn làm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN, tổ chức Hội nghị APEC, cũng như góp phần vào việc giữ gìn an ninh thế giới, việc mà chúng ta chưa từng tham gia. Trong bối cảnh thế giới cơ cấu lại nền kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu, hiện Việt Nam là địa chỉ đáng tin cậy để các nước tìm đến. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ qua, niềm tin và sự đồng thuận của người dân vào Chính phủ rất lớn. Điều này thể hiện rõ ở sự chấp hành nghiêm túc của người dân đối với những chỉ đạo của Chính phủ. Người dân sẵn lòng đồng hành cùng Chính phủ vượt qua khó khăn, dịch bệnh, thiên tai; san sẻ gánh nặng cho Chính phủ khi bão lũ. Điều này đã tạo nên một quốc gia đoàn kết và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Về bộ máy, như khi mới tiếp nhận nhiệm vụ, Chính phủ đã khẳng định sẽ xây dựng một Chính phủ kiến tạo. Và Chính phủ trong nhiệm kỳ đã nỗ lực tổ chức lại bộ máy gọn nhẹ hơn, phù hợp hơn. Ông Đặng Ngọc Hòa Đánh giá kỹ về năm 2020, năm cuối cùng của nhiệm kỳ Chính phủ, ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP, cho rằng, kinh tế-xã hội Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Cùng với toàn Đảng, toàn dân, Chính phủ đã tạo ra môi trường xã hội ổn định để Việt Nam tiếp tục là điểm đến của đầu tư, du lịch. Việt Nam đã chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại.
Sự “góp mặt” của các FTA như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam, tạo ra sự thuận lợi cho đầu tư, thương mại có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Đáng chú ý, cho tới thời điểm 2020 này, một Chính phủ kiến tạonhư thông điệp của Thủ tướng nhấn mạnh đã được xây dựng, nhờ đó Chính phủ Việt Nam đã chủ động trong xây dựng thể chế, pháp luật; năng động, có nhiều sáng kiến để thiết kế, nuôi dưỡng nền kinh tế quốc gia phát triển, hội nhập quốc tế.
Chính phủ đã thực hiện lộ trình và triển khai nhanh trong việc chuyển thành chính phủ số, chính phủ điện tử. Việc này vừa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa giảm chi phí lớn cho chính Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành cắt giảm nhiều thủ tục hành chính, ít nhất đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Theo báo cáo của Chính phủ, nhiệm kỳ này đã cắt giảm gần 4.000 điều kiện kinh doanh và gần 7.000 danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành. Chính phủ đã thực sự lắng nghe, tổ chức nhiều cuộc đối thoại giữa Thủ tướng, Chính phủ với doanh nghiệp, người lao động... và đã nhanh chóng đưa ra các quyết sách phù hợp.
Các bộ, ngành đã thay đổi phong cách làm việc, thực sự "xắn tay" cùng với các địa phương, doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình hoạt động của mình. Thủ tướng đã thành lập và cử các đoàn công tác đi đến từng bộ, ngành, tỉnh, thành phố để đôn đốc, nhắc nhở, giải quyết khó khăn, vướng mắc. Thủ tướng và Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng nhiều chính sách khuyến khích, tự chủ, tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, điều hành vĩ mô của Chính phủ đã cho thấy sự cẩn trọng ở mức cao, với những quyết sách rất mạnh mẽ, nhiều vòng, nhiều tầng lớp, đưa đến kết quả rất tích cực trong việc kiềm chế sự lây lan của virus từ xa, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực, ổn định tâm lý của người dân, và các doanh nghiệp.
Trong khi đó, các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và các giải pháp cấp tốc hỗ trợ các doanh nghiệp trực tiếp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 cũng giúp cho Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia vẫn duy trì được tăng trưởng dương trong năm 2020. Trong ấm ngoài êm Ông Nguyễn Văn Toàn Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội đã đánh giá, phân tích toàn diện và sâu sắc những thành tựu, một số hạn chế cần khắc phục, gợi mở những phương hướng và giải pháp trong nhiệm kỳ tới. Về đối nội, trong cơn bão của những biến động lịch sử, Việt Nam đã giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và nằm trong top 10 quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới.
Dưới sự điều hành và hỗ trợ của Chính phủ, sức chịu đựng của nền kinh tế nói chung và gần một triệu doanh nghiệp nói riêng đã giúp chúng ta vượt qua khó khăn thách thức. Những thành công ấn tượng trong phong trào khởi nghiệp sáng tạo, tiếp cận cách mạng công nghiệp lần thứ tư giữa đại dịch đã giúp doanh nghiệp Việt Nam tìm thấy “vùng đại dương xanh” trong môi trường phát triển mới. Việt Nam là một quốc gia được nhận định sẽ bùng nổ chuyển đổi số trong thời gian tới. Trong nhiệm kỳ qua, hệ thống giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng đã có những chuyển mình mạnh mẽ để bắt kịp nhu cầu của xã hội đang đổi mới và phát triển, tạo đà cho những đột phá trong tương lai.
Về đối ngoại, Việt Nam đã làm tốt vai trò kép, cũng là lần đầu tiên trong lịch sử: Chủ tịch ASEAN, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Slogan “Gắn kết và Chủ động thích ứng” mà Việt Nam đưa ra đã trở thành thương hiệu của ASEAN, chứng tỏ tầm nhìn chiến lược khu vực của Chính phủ Việt Nam. Hiệp định EVFTA và EVIPA được ký kết là những điểm nhấn quan trọng trong quan hệ đối ngoại nhiệm kỳ qua. Tuy nhiên, như báo cáo của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm phía trước như giải ngân vốn đầu tư công, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, mục tiêu một triệu doanh nghiệp chưa hoàn thành. Ông Nguyễn Văn Toàn bày tỏ tin tưởng rằng, quyết tâm xây dựng Nhà nước liêm chính, kiến tạo, hành động và phục vụ, đất nước Việt Nam sẽ cất cánh.
Nguồn: Chinhphu.vn