Toyota và 10 năm phát triển không ngừng tại Việt Nam

24/12/2016  
15

Từ đó, số lượng xe sản xuất được của TMC không ngừng tăng trưởng, với hàng nghìn xe mỗi năm, cho đến năm 2005 số lượng số lượng xe xuất xưởng đã là 11.813 xe các loại. Tổng cộng giai đoạn 1996- 2005 Công ty đã sản xuất được 56.000 xe cung cấp cho thị trường nội địa.

Để có được con số đáng tự hào đó, cán bộ, công nhân viên của Công ty (bên cạnh 11 chuyên gia Nhật Bản, trong đó có Tổng Giám đốc) đã không ngừng phấn đấu về mọi mặt đặc biệt là việc đào tạo và phát triển nhân lực, từ đó phát huy sáng tạo tự sản xuất phụ tùng ô tô, thực hiện mục tiêu nội địa hoá một cách mạnh mẽ. Công ty luôn xác định lực lượng lao động luôn là yếu tố quyết định thực hiên mọi chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Bởi vậy, TMC luôn chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn cho tất cả mọi người trong guồng máy hoạt động của Công ty, trong đó lực lượng trực tiếp sản xuất vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Chỉ tính riêng ở nhà máy chính của Công ty ở thị xã Phúc Yên từ năm 1996 đến 2005 đã đào tạo được 368 cán bộ, công nhân viên, trong đó 62% được đào tạo ở nước ngoài.

Hiện nay, Công ty đã có 2.501 lao động. Do lực lượng lao động có trình độ tay nghề, chuyên môn cao nên đã bảo đảm được tất cả các khâu trong dây chuyền công nghệ đạt năng suất, chất lượng cao. Đặc biệt, trong các kì thi kĩ thuật viên châu Á (từ 2001 đến 2005), Công ty đã giành được 2 Huy chương Vàng và 3 Huy chương Đồng. Thực hiện chương trình Kaizen (sáng kiến cải tiến), phong trào thi đua tại Công ty không ngừng phát triển, rất nhiều sáng kiến cải tiến được áp dụng và đạt hiệu quả cao. Theo thống kê, năm 2005 có 3000 sáng kiến và 4 tháng đầu năm 2006 có trên 1000 sáng kiến…

Chính lực lượng lao động sáng tạo đáng tin cậy này đã giúp Công ty hoàn thành mọi chỉ tiêu kế hoạch đề ra, số xe xuất xưởng năm sau nhiều hơn năm trước. Ngoài ra, đó là lực lượng hùng hậu để Công ty từng bước tiến hành nội địa hoá, tự sản xuất ra các chi tiết phụ tùng để lắp ráp ô tô, góp phần phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Có thể nói, kể từ khi khánh thành xưởng dập (tại nhà máy chính) tháng 3 năm 2003 đến nay, việc tự sản xuất phụ tùng, nội địa hoá của Công ty đã có những bước tiến nhảy vọt.

Đến nay, TMC đã tự sản xuất được 18 loại phụ tùng gồm 180 chi tiết khác nhau. Theo phương pháp tính của ASEAN thì tỉ lệ nội địa hoá của TMC đã đạt 20-45%. Giờ đây, bên cạnh 14 đại lí và trạm dịch vụ được uỷ quyền để tiêu thụ xe Toyota tại Việt Nam, TMC còn thành lập Trung tâm xuất khẩu phụ tùng, trở thành nhà máy ô tô đầu tiên của Việt Nam có khả năng xuất khẩu ra thế giới (hiện tại  là 9 nước, trong đó có khu vực ASEAN, châu Mỹ và Nam Phi). Giá trị xuất khẩu hàng năm đạt 20 triệu USD.

Với nỗ lực toàn diện, TMC hiện nay đã sản xuất được 6 loại xe Toyota khác nhau:VIOS, CAROLLATIS, CAMRY, ZACE, HIACE, LANDCRUISER. Với chiến dịch bán hàng kèm theo chế độ bảo dưỡng cho khách hàng nên xe của Công ty luôn được người tiêu dùng yêu thích, tín nhiệm. Có thể nói, nhờ làm tốt công tác kinh doanh nên từ 1996 đến 2005, TMC đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước 367 triệu USD.

Mặc dù đã nhận những phần thưởng danh dự như Huân chương Lao động hạng Ba của Chính phủ, phần thưởng đặc biệt cho 5 năm liên tiếp giành giải Rồng Vàng. Bên cạnh đó, Toyota Việt Nam còn là Công ty ô tô đầu tiên nhận chứng chỉ ISO 14001 về bảo vệ môi trường  và những phần thưởng về thành tích hoạt động đóng góp cho ngành giáo dục, văn hoá xã hội, thể thao.

Mặc dù vậy, Toyota vẫn không ngừng vươn cao, vươn xa hơn nữa. Theo đó, vì sự phát triển bền vững của Công ty, TMC đã phối hợp với Bộ Công nghiệp và Viện nghiên cứu kinh tế Nhật Bản tổ chức Hội thảo kêu gọi đầu tư sản xuất linh kiện ô tô vào Việt Nam, và đề ra kế hoạch sản xuất ô tô, nội địa hoá phụ tùng ở mức cao hơn nữa. Đó chính là nỗ lực hàng đầu để không những Công ty giữ vững vị trí là lá cờ đầu mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam.

Nguồn tin: Theo Tạp chí DNĐTNN

: